Xả tuyết tủ đông là một trong những công đoạn tốn nhiều thời gian. Nhiều người muốn nhanh, thường dùng dao, vật nhọn cạy gây hư hỏng dàn lạnh. Đừng nóng vội vậy khiến tiền mất tật mang. Theo dõi bài viết dưới đây để biết được cách xả tuyết nhanh, đúng cách cho tủ đông.
Mục lục
Tác hại của việc không xả tuyết thường xuyên
Rất nhiều gia đình thường để tủ đông đóng tuyết dày trong ngăn. Dưới đây là một số tác hại khi không xả tuyết tủ:
- Lớp tuyết dày khiến không gian tủ đông bị thu hẹp, bảo quản thực phẩm bị hạn chế. Càng để lâu ngày, lớp đá tăng lên theo cấp số nhân. Nguy cơ làm đầy tủ nhanh.
- Lớp đá bám nhiều trong tủ sẽ làm cho thực phẩm không nhận được hơi mát trực tiếp từ tủ. Đồ ăn trong ngăn kệ kém tươi ngon bởi không nhận được hơi mát trực tiếp. dinh dưỡng sẽ kém đi.
- Lớp đá dày khiến máy nén phải hoạt động công suất lớn, liên tục quá tải, tủ sẽ nhanh bị nóng và tiêu hao nhiều điện năng.
Bởi vậy, bạn nên thường xuyên xả tuyết tủ cấp đông thương hiệu Sumikura để bảo đảm hiệu quả sử dụng tủ.
Cách xả tuyết tủ đông đúng cách
Bước 1: Ngắt nguồn điện
Khi vệ sinh bất kì đồ gia dụng, điện máy nào bạn cũng nên ngắt nguồn điện. Tắt nguồn ngăn đông để tránh tiêu hao điện năng và an toàn khi xả tuyết.
Bước 2: Cất bỏ thực phẩm
Cất bỏ thực phẩm trong ngăn đông. Hãy bọc chúng trong khăn và bỏ vào túi giữ lạnh, thùng cách nhiệt tránh bị rã đông.
Bước 3: Tháo rời khay kệ
Tháo rời các khay, kệ (các ngăn trong tủ đông đứng Sumikura). Rồi sau đó vệ sinh. Tuyệt đối không lấy các vật sắc nhọn, cố giật các túi bị dính trong tuyết. Rất nhiều trường hợp đã bị thủng dàn lạnh, móp, hỏng tủ.
Bước 4: Tạo lỗ thoát nước cho tủ
Tìm lỗ thoát nước tủ. Sau đó gắn một ống dài tạo đường dẫn thoát nước ra khỏi ngăn đông. Bạn có thể thiết kế một miếng đệm phía dưới chân trước của tủ để tạo điều kiện cho nước chảy theo lỗ thoát nước.
Bước 5: Rải giấy báo xung quanh thấm nước
Bạn có thể lót một ít giấy báo xung quanh tủ đông để thấm nước khi đá tan. Đây là vật rất hữu ích, trải thêm 1 chiếc khăn lên lớp báo để thấm phần lớn nước.
Bước 6: Chọn phương pháp xả tuyết
Chọn phương pháp xả tuyết
- Chờ tuyết tan (đây là cách xả tuyết truyền thống). Cách này là mất thời gian nhưng an toàn.
- Dùng máy sấy tóc.Cách này bạn nên lưu ý một số yếu tố sau: nên tránh các vũng nước, không hướng đầu máy sấy tóc quá sát vào giàn ống xoắn hoặc thành tủ đông, gioăng tủ.
- Dùng quạt. Quạt máy thông thường có thể giúp đẩy nhanh quá trình tan đá, tuy nhiên cách này bị hạn chế trong điều kiện thời tiết vào mùa đông.
- Đặt các bát nước hoặc xoong nước nóng lên các kệ trong ngăn đông
- Dùng vải nóng: Hãy dùng giẻ có nước thật nóng để làm bong các tảng băng. Cố gắng tập trung vào những khối băng nhỏ ngoài rìa, vừa giữ và chà vào tảng băng để gỡ ra.
Bước 7: Làm khô tủ
Lau khô nước. Dùng khăn lau nước và bỏ vào xô hoặc bồn rửa để nước không rò rỉ khắp nhà.
Bước 8: Vệ sinh tủ
Vệ sinh làm sạch tủ. Đây là một cơ hội tốt cho việc vệ sinh tủ nếu lâu rồi bạn chưa dọn dẹp tủ đông đó. Sau khi làm sạch hãy lau khô (dùng khăn và máy sấy). Lau thật khô sẽ giúp tủ không bị đóng tuyết trở lại.
Bước 9: Kiểm tra đệm, gioăng tủ
Kiểm tra lại miếng đệm, gioăng của tủ đông. Gioăng tủ kém hoạt động sẽ dẫn tới tình trạng đóng tuyệt nghiêm trọng. Thoa thêm lớp dầu sẽ giúp miếng đệm cao su khỏi bị khô trong nhiều năm, tạo độ bám dính chắc chắn khi đóng tủ.
Hãy nhớ xả tuyết tủ đông đúng cách để bảo đảm hiệu quả sử dụng tủ tại nhà tốt nhất nhé!
Hy vọng bài viết trên cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp bạn xả tuyết tủ đông nhanh chóng, hiệu quả tại nhà. Cảm ơn quý khách đã theo dõi tudongsumikura.com.